Thuộc Dự án “Cải cách Pháp luật” của Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA).
Số trang: 139 trang
Tên tác giả:
LS. Nguyễn Hưng Quang và nhóm nghiên cứu VPLS NHQuang&Cộng sự
PGS, TS Hoàng Bá Thịnh
Thạc sỹ Nguyễn Thị Hà
LS. Nguyễn Hoàng Bích Hải
Năm công bố: 2009
Tóm tắt:
Trong ngành tư pháp, thúc đẩy bình đẳng giới (BĐG) là tác động trực tiếp vào các chính sách nguồn lực con người của các thể chế liên quan cũng như đối với công tác lập pháp và quản trị tư pháp. Những thể chế này có thể có những định kiến đối với phụ nữ nếu như pháp luật không có khả năng thực thi.
Tại Việt Nam, nhằm hỗ trợ hoạt động thúc đẩy BĐG của TANDTC, Báo cáo Khảo sát về bình đẳng giới trong hệ thống tòa án Việt Nam và trong hoạt động xét xử được đưa ra nhằm xác định mối liên hệ giữa sự phát triển của tòa án Việt Nam, bao gồm hai yếu tố độc lập và chất lượng xử của hệ thống tòa án, với sự bảo đảm về bình đẳng giới, để: (i) giúp cho các cấp lãnh đạo tòa án có cơ sở thực tế để đưa ra những quyết sách trong việc thực thi Kế hoạch hành động về BĐG và Luật BĐG; (ii) bảo đảm công bằng và bình đẳng trong hoạt động tố tụng và áp dụng pháp luật của tòa án; (iii) chỉ rõ những tác động khác nhau của Chiến lược cải cách tư pháp với công tác BĐG; và (iv) xây dựng những hành động cụ thể cho công tác BĐG trong hoạt động của hệ thống tòa án nhằm thực thi Luật Bình Đẳng Giới.
04 (bốn) phần chính được phân tích trong Báo cáo bao gồm:
Phần A: Sơ lược về vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam
Phần B: Những vấn đề về bình đẳng giới trong hệ thống tòa án Việt Nam
Phần C: Xét xử công bằng về giới
Phần D: Kết luận và đề xuất
Báo cáo tập trung phân tích: (i) những yếu tố văn hóa, lịch sử Việt Nam có thể tác động đến hình thành tư duy về “giới” và “bình đẳng giới” của cộng đồng bao gồm hệ thống tòa án; những nỗ lực của Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật và thể chế hiện hành đã tác động đến nhận thức về BĐG; (ii) nhận thức, hoạt động nâng cao nhận thức và bảo đảm BĐG và những thách thức đối với thẩm phán nữ và cán bộ tòa án nữ nói riêng; (iii) những vấn đề BĐG trong hoạt động xét xử và mong muốn của đội ngũ cán bộ tòa án và người dân về nâng cao nhận thức BĐG và bảo đảm quyền con người nói chung trong hoạt động xét xử. Từ đó, đưa ra kết luận và đề xuất nhằm nâng cao nhận thức về BĐG và quyền con người tại Việt Nam.
Gợi ý trích dẫn: Nguyễn Hưng Quang – Dự án “Cải cách Pháp luật” của Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA), Khảo sát về bình đẳng giới trong hệ thống tòa án Việt Nam và trong hoạt động xét xử, 2009.
Cá nhân của NHQuang tham gia nghiên cứu cùng tác giả: Phùng Quang Cường, Lương Hải Bình, Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Thủy, Phạm Thị Nguyên Anh, Nhâm Thị Thanh Huyền, Phạm Thị Thanh Luyến

Trả lời