• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer
vnlawfind

VNLawFind

  • About Us
  • Copyrights
  • Terms and conditions
  • NHQuang
  • Nav Social Menu

Báo cáo Chỉ số Công lý 2015: Hướng tới một nền tư pháp vì dân

3 Tháng Mười, 2016 bởi Nguyễn Hưng Quang, Pierre F. Landry, Lê Thị Nam Hương Để lại bình luận

Số trang: 77 trang
Tác giả:
Nguyễn Hưng Quang
Pierre F. Landry
Lê Thị Nam Hương
Năm công bố: 2016

Tóm tắt:

Năm 2015, Việt Nam ghi nhận thành tựu ấn tượng trong nỗ lực giảm nghèo mà nguyên nhân chính đến từ quá trình tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền và đảm bảo tiếp cận công lý cho người dân vẫn đang đối diện với nhiều thách thức lớn. Các thách thức này, như các phân tích chính sách chỉ ra, bao gồm các nhóm lợi ích chống lại cải cách để tiếp tục trục lợi chính sách; tính chất quan liêu; các chính sách tốt gặp khó khăn trong việc triển khai hiệu quả trên thực tế.

Trong bối cảnh đó, cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp được nhìn nhận là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thể hiện trong Nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp, được công bố tháng 6/2005. Sau 10 năm thực hiện, có những ý kiến khác nhau về mức độ thành công của quá trình cải cách pháp luật và tư pháp, đặt ra nhu cầu về một công cụ đo lường hiệu quả quá trình cải cách này.

Chỉ số công lý 2013 và tiếp nối là Chỉ số công lý 2015 ra đời nhằm cung cấp một công cụ đo lường tính hiệu quả của việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý, quyền bình đẳng và các quyền cơ bản của người dân Việt Nam, đồng thời đưa ra các khuyến nghị chính sách đối với quá trình cải cách pháp luật và tư pháp. Để đạt được mục tiêu trên, Chỉ số công lý 2015 tiến hành khảo sát trải nghiệm và quan sát của 13,841 người dân được phỏng vấn trên 63 tỉnh thành cả nước về các khía cạnh sau: cơ hội tiếp cận công lý; công bằng và bình đẳng; thi hành pháp luật; và đảm bảo các quyền cơ bản của công dân.

Một số phát hiện chính được trình bày trong báo cáo như sau: Thứ nhất, so với năm 2012, hiểu biết của người dân về pháp luật đã được cải thiện. Tuy nhiên, việc tiếp cận Tòa án và các cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp khác gặp nhiều khó khăn và không được tin cậy. Thứ hai, tình trạng bất bình đẳng, phân biệt đối xử vẫn tồn tại đối với các nhóm yếu thế như người nghèo, người có học vấn thấp, phụ nữ, người nhiễm HIV. Thứ ba, một số quyền cơ bản được cải thiện như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên với đa số các quyền cơ bản khác, không có một sự cải thiện đáng kể trong việc đảm bảo những quyền này trên thực tế. Từ các phát hiện đã nêu, Báo cáo nêu khuyến nghị về việc tập trung cải thiện hoạt động của các cơ quan tư pháp địa phương và thúc đẩy sự phát triển của luật sư cũng như các cơ chế bổ trợ tư pháp khác. Báo cáo cũng gợi ý về việc sử dụng Chỉ số là công cụ theo dõi và đánh giá việc triển khai các chương trình hành động quốc gia nhằm hiện thực hóa cam kết của Việt Nam về thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững theo Chương trình nghị sự 2030.

Gợi ý trích dẫn: VLA & UNDP (2016), Chỉ số Công lý 2015: Hướng tới một nền tư pháp vì dân, truy cập đường link: https://chisocongly.vn/chi-so-cong-ly/ hoặc https://www.vn.undp.org/content/vietnam/vi/home/library/democratic_governance/2015-justice-index.html

Báo cáo Chỉ số Công lý 2015: Hướng tới một nền tư pháp vì dân
Size: 2 MB
Tải xuống

Tham gia nghiên cứu:
Chuyên mục: Cải cách tư pháp | Judicial Reform, Môi trường kinh doanh | Business Environment Từ khoá: vô tư, hiến pháp, nhóm thiểu số, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, tòa án, quyền cơ bản, quyền tiếp cận thông tin, độc lập, Tiếp cận công lý, phân biệt đối xử, cải cách tư pháp, nhóm yếu thế, chỉ số công lý, công bằng, liêm chính, bình đẳngLượt tải bài viết: 214

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Phản hồi gần đây

  • Hoài Đặng trong Independence, Impartiality and Integrity of the Judiciary in Vietnam
  • Discussion on the acquisition, exploitation and utilization of personal data in Viet Nam current context - nhquang & associates trong Purchasing personal data – How to avoid legal violations without hindering economic development in the Industry 4.0 Era
  • Bàn về thu thập, khai thác và sử dụng dữ liệu cá nhân trong bối cảnh hiện nay ở nước ta - nhquang & associates trong Mua bán dữ liệu cá nhân – làm sao để hạn chế tiêu cực nhưng không hạn chế phát triển kinh tế của thời kỳ 4.0
  • Workshop on the draft Report on results of reviewing the legal normative document system - nhquang & associates trong Slide: Hội thảo tham vấn ý kiến đối với dự thảo Báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
  • Hội thảo tham vấn ý kiến đối với dự thảo Báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - nhquang & associates trong Slide: Hội thảo tham vấn ý kiến đối với dự thảo Báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Từ khoá

acdc bộ luật dân sự 2015 bộ luật hình sự 2015 bộ tài chính condominium công tố cơ chế xin cho cơ chế ưu tiên cư xá doanh nghiệp trong nước dễ thực hiện dự thảo luật quản lý thuế foreign investment law on enterprise law on social insurance law on tax luật cạnh tranh 2004 luật cạnh tranh 2018 luật cạnh tranh sửa đổi luật doanh nghiệp sửa đổi luật khoáng sản Điều tra địa chất luật tổ chức tòa án new policy nghị định nhà chung cư nhà nước nhà tập thể regulations SOE State owned enterprise thẩm quyền xét xử thỏa thuận cổ đông tài sản góp vốn tên doanh nghiệp tòa án nhân dân tư duy kinh tế tư duy pháp lý tư vấn bằng văn bản tư vấn chung tư vấn pháp luật tư vấn qua điện thoại tư vấn trực tiếp vi phạm pháp luật đăng kí kinh doanh đấu giá

Footer

Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh © 2023 NHQuang&Associates
Email: contact@nhquang.com

  • Total research in English: 112
  • Tổng số bài viết bằng tiếng Việt: 251
  • Tổng số lượt tải: 53291