Thuộc Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng ở Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tài trợ thực hiện từ 2010 – 2013.
Số trang: 129 trang
Tác giả:
Nguyễn Hưng Quang – Văn phòng luật sư NHQuang&Cộng sự
L. Fernando Potess – Tổ chức Con người, Tài nguyên và Bảo tồn (PRCF)
Nguyễn Chí Thành
Năm công bố: 2011
Tóm tắt:
Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng tại Việt Nam” ra đời với mục đích nâng cao năng lực của các cơ quan liên quan tại Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ hệ sinh thái rừng thông qua việc cải thiện các điều kiện về kỹ thuật, chuyên môn, nhân sự, thể chế và pháp luật về bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng cấp quốc gia và tại một số khu bảo tồn.
Để thực hiện được mục tiêu trên, đồng thời là một trong những bước đi ban đầu của dự án, Nghiên cứu “Khung thể chế, chính sách và quản lý đối với Bảo tồn đa dạng sinh học trong Hệ thống Khu bảo tồn tại Việt Nam” phân tích, đánh giá và so sánh khung pháp lý, thể chế và quản lý có liên quan tới bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ thống khu bảo tồn, tập trung vào những thách thức quan trọng nhất (bao gồm sự chồng chéo hoặc không rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, chưa có hoặc chưa rõ ràng về định hướng chính sách, các vấn đề liên quan đến thực hiện thực thi pháp luật), từ đó hiểu rõ khung pháp lý cho hoạt động bảo tồn tại Việt Nam, đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy hệ thống quản lý, thể chế và luật pháp của Việt Nam trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại các hệ sinh thái rừng và quản lý khu bảo tồn.
Gợi ý trích dẫn: Nguyễn Hưng Quang – Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nghiên cứu “Khung thể chế, chính sách và quản lý đối với Bảo tồn đa dạng sinh học trong Hệ thống Khu bảo tồn tại Việt Nam”, 2011.

Trả lời