Ấn phẩm này được hoàn thành với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tại Việt Nam (UNDP) và Tòa án nhân dân tối cao trong khuôn khổ Dự án “Thúc đẩy kinh doanh công bằng ở ASEAN” do UNDP thực hiện và Quỹ Thịnh vượng Vương quốc Anh tài trợ thuộc Chương trình cải cách kinh tế ASEAN.
Số trang: 74 trang
Tác giả: Nguyễn Hưng Quang – Văn phòng luật sư NHQuang&Cộng sự
Năm công bố: 2020
Tóm tắt:
Chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 02/06/2005 đã xác định: “…đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý…”. Bên cạnh đó, tại Kế hoạch số 122/BCS của ngày 26/12/2005, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân Tối cao đã xác định “đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại Toà án theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện để người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện của họ trước Toà án, người dân khởi kiện ở một Toà án, Toà án có trách nhiệm xác định thẩm quyền giải quyết thuộc cơ quan nào để chuyển hồ sơ và thông báo cho người khởi kiện biết; công khai hoá thủ tục tiếp cận hồ sơ, cung cấp tài liệu, thông tin, trích lục bản án, quyết định của Toà án theo quy định của pháp luật”.
Trong trong bối cảnh toàn hệ thống Tòa án nhân dân đang có những cải cách mạnh mẽ về thể chế để nâng cao năng lực xét xử và liêm chính tư pháp, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tại Việt Nam (UNDP) và Tòa án nhân dân tối cao đã hỗ trợ thực hiện Báo cáo “Những thực tiễn tốt về thực hiện thủ tục hành chính tư pháp nhằm tăng cường tính liêm chính của Toà án”. Trên cơ sở nghiên cứu khung pháp lý và những thực tiễn tốt trong việc thực hiện thủ tục hành chính tư pháp (TTHC) của Tòa án, Nghiên cứu sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải cách TTHC tư pháp của Tòa án theo các mục tiêu về cải cách tư pháp.
Theo đó, trọng tâm của Báo cáo – Khung pháp lý và những thực tiễn tốt trong việc thực hiện TTHC tư pháp của sẽ được phân tích thành 04 (bốn) thủ tục theo tiến trình giải quyết vụ việc tại Tòa án, bao gồm:
(i) Tiếp nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án;
(ii) Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án;
(iii) Quản lý thời gian giải quyết vụ án;
(iv) Cấp trích lục, giao, gửi bản án và công khai bản án.
Gợi ý trích dẫn: Nguyễn Hưng Quang – Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo Những thực tiễn tốt về thực hiện thủ tục hành chính tư pháp nhằm tăng cường tính liêm chính của Toà án, 2020. Xem thêm tại: https://vbpq.toaan.gov.vn/webcenter/portal/htvb/chi-tiet?Keyword=&dDocName=TAND144741
Các cá nhân NHQuang tham gia nghiên cứu cùng tác giả:
Nguyễn Tiến Lập, Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thùy Dương, Vũ Thị Diệu Thảo, Lê Hải Linh, Lê Mai Phương, Đỗ Khắc Tất Hưng, Từ Thị Phương Uyên, Trần Thị Mỹ Hiệp

Trả lời