Thuộc Dự án “Tăng cường Năng lực Hội Luật Gia Việt Nam” thực hiện năm 2010 dưới sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP)
Số trang: 76 trang
Tác giả: Nhóm Nghiên cứu Văn phòng luật sư NHQuang&Cộng sự
Năm công bố: 2011
Tóm tắt:
Quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng của con người và đã được ghi nhận trong Công ước Quốc tế về Quyền chính trị và Dân sự. Quyền bào chữa bao gồm “quyền được bào chữa chủ động” và “quyền được bào chữa bắt buộc”. Trong đó, “quyền được bào chữa bắt buộc” đề cập tới không chỉ quyền của bị can/bị cáo/người bị tạm giữ mà còn là trách nhiệm củacác cơ quan tiến hành tố tụng cho phép bào chữa. Pháp luật hình sự Việt Nam cũng đã có những quy định để đảm bảo quyền được bào chữa bắt buộc này.
Để tìm hiểu một cách kỹ lưỡng bản chất tốt đẹp của chế định “quyền được bào chữa bắt buộc” theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng, nghiên cứu về “Luật sư Chỉ định theo pháp luật hình sự và thực tiễn tại Việt Nam” đã được thực hiện nhằm vào những mục tiêu cụ thể như sau:
– Xem xét và đánh giá việc thực hiện các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) đối với luật sư chỉ định, bao gồm:
- Quyền bào chữa của bị can/bị cáo trong những trường hợp bào chữa bắt buộc; và
- Quy định pháp luật hiện hành và phương thức xã hội hóa trong công tác bảo đảm quyền được bào chữa của bị can/bị cáo.
– Xem xét và đánh giá những vụ án mà BLHS đòi hỏi có luật sư chỉ định, bao gồm phân tích thống kê và nghiên cứu thực tiễn có liên quan tới công tác bảo đảm quyền bào chữa này của bị can/bị cáo.
Gợi ý trích dẫn: Văn phòng luật sư NHQuang&Cộng Sự – Dự án Tăng cường Năng lực Hội Luật Gia Việt Nam, Báo cáo Luật sư chỉ định trong pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn tại Việt Nam, 2011.
Các cá nhân NHQuang tham gia nghiên cứu:
Nguyễn Hưng Quang (Trưởng nhóm), Phùng Quang Cường, Lương Hải Bình, Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Thủy, Phạm Thị Nguyên Anh, Nhâm Thị Thanh Huyền, Phạm Thị Thanh Luyến
Trả lời