Theo Công văn 1047/UBND-KGVX của UBND Tp. Hà Nội ngày 27/03/2020 và Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/03/2020 thì ngân hàng vẫn được phép làm việc bình thường cùng với các hoạt động kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu khác. Vấn đề này gây khó khăn trong việc thực hiện một số hợp đồng khi mà các hợp đồng đó thoả thuận ngày làm việc được tính theo ngày làm việc của ngân hàng (banking day).
corona virus
Trong trường hợp người lao động bị buộc phải cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì tiền lương của người lao động trong giai đoạn này do doanh nghiệp hay cơ quan BHXH chi trả?
Khi Dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, số lượng người nhiễm và người nghi nhiễm ngày một tăng lên. Trong số đó, có nhiều người là người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp thuộc diện phải cách ly tập trung F0, F1, F2 theo yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền. Điều này gây “xáo trộn” không nhỏ đến công việc, đời sống, quyền lợi của người lao động.
Người sử dụng lao động có thể đơn phương tạm hoãn, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc ngừng việc với người lao động do Dịch COVID-19 xảy ra?
Hiện nay, Dịch COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp và tác động mạnh đến các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể… (Người sử dụng lao động hoặc NSDLĐ) có kế hoạch đơn phương tạm hoãn, thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồnglao động với người lao động (NLĐ) để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. NSDLĐ cần phải cân nhắc các quy định và điều kiện pháp lý.
Toà án có thực hiện xét xử khi dịch COVID-19 được công bố?
Theo Chỉ thị 02/2020/CT-CA về phòng, chống Dịch COVID-19 trong hệ thống Tòa án nhân dân, ban hành ngày 10/03/2020 (Chỉ thị 02), Toà án vẫn thực hiện công tác xét xử, tuy nhiên chỉ áp dụng với trường hợp vụ án, vụ việc đã hết thời hạn giải quyết (kể cả thời gian gia hạn) và bắt buộc phải mở phiên tòa, phiên họp.
Doanh nghiệp cần làm gì để được thay đổi, chấm dứt hợp đồng thương mại, lao động khi xảy ra Dịch COVID-19?
Một số ý kiến cho rằng, việc công bố Dịch COVID-19 của Chính phủ Việt Nam hay WHO được coi là sự kiện bất khả kháng (SKBKK) và hậu quả pháp lý là một trong các bên giao dịch có quyền đàm phán lại với bên kia về khả năng khắc phục thiệt hại, khả năng chấm dứt hợp đồng… Tuy nhiên, không phải là bất kỳ một giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại nào cũng có thể căn cứ vào việc công bố dịch bệnh để có thể áp dụng được SKBKK.