Hiện nay do tác động của Dịch COVID-19, hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp/nhà đầu tư gặp khó khăn trong thực hiện tiến độ góp vốn vào doanh nghiệp, cũng như không thể thực hiện nhiều nghĩa vụ khác được ghi nhận trên Giấy phép hoặc theo quy định của pháp luật.
corona virus
Nhà đầu tư có thể giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư, thay đổi thời hạn đầu tư hoặc tạm ngừng hoạt động đầu tư trong thời gian công bố Dịch COVID-19?
Do tác động của Dịch COVID-19, hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp/nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn. Dịch COVID-19 có thể được coi là một tình huống bất khả kháng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có nhiều vấn đề phát sinh, như: yêu cầu cách ly xã hội, hạn chế ra giao thông, tạm ngừng kinh doanh… Những vấn đề này có thể ảnh hưởng tới việc đáp ứng một số nghĩa vụ của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc các quyết định hành chính cá biệt.
Những hợp đồng mua bán ngoại thương không có điều khoản về sự kiện bất khả kháng, doanh nghiệp Việt Nam có thể dựa vào điều ước quốc tế, tập quán thương mại, các quyết định hành chính của Nhà nước Việt Nam hoặc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liên quan đến công bố Dịch COVID-19 để làm căn cứ áp dụng miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng hay không?
Trong thực tiễn mua bán ngoại thương, nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa không có quy định về điều khoản về sự kiện bất khả kháng (SKBKK) hay nói cách khác là các trường hợp giải quyết hợp đồng khi có SKBKK xảy ra. Thậm chí, nhiều giao dịch mua bán ngoại thương, các bên chỉ lập các đề nghị mua hàng (Purchase Order) và/hoặc các đề nghị thanh toán (Profoma Invoice) mà không có hợp đồng cụ thể.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ chức sự nghiệp có thu, cơ sở giáo dục tư thục… phải đáp ứng những điều kiện gì để được hưởng hỗ trợ của Nhà nước trong bối cảnh Dịch COVID-19
Bên cạnh những chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng của Chính phủ trong việc miễn, giảm các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương đang tiến hành lên kế hoạch triển khai một số phương án hỗ trợ cụ thể đối với doanh nghiệp theo yêu cầu của Chị thị 11/CT-TTg với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Dịch COVID-19.
Doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội được vay vốn ưu đãi theo gói cứu trợ của Chính phủ để cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giảm lãi khoản vay hiện hữu?
Ngày 04/03/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với Dịch COVID-19 (Chỉ thị 11) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.
Các “cơ sở kinh doanh dịch vụ” tại địa bàn thành phố Hà Nội được yêu cầu phải “tạm đình chỉ” bao gồm tổ chức nào?
Diễn biến Dịch COVID-19 ngày càng phức tạp. Liên tiếp các ngày 27/3/2020 và 31/03/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm chống Dịch COVID-19 (“Chỉ thị 15”) và Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống Dịch COVID-19 (“Chỉ thị 16”).