Ngành toà án đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng xét xử, giảm tỷ lệ án huỷ, án sửa do nguyên nhân chủ quan. Nhưng tỷ lệ án phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn còn nhiều. Một số khảo sát cho thấy niềm tin của người dân vào bộ máy toà án để giải quyết tranh chấp còn thấp hơn so với một bộ máy nhà nước khác. Trong khi Tòa án là một thiết chế mà người dân kỳ vọng đem lại được công lý và công bằng. Ở một số địa phương thẩm phán phải chịu áp lực về khối lượng công việc lớn. Tình trạng thiếu Thẩm phán vẫn còn nhưng nguồn bổ nhiệm Thẩm phán lại chưa được mở rộng. Vậy công tác quản trị toà án liệu có tác động như thế nào tới tính độc lập của Thẩm phán và một số nguyên tắc hoạt động của toà án, như: nguyên tắc xét xử tập thể, nguyên tắc xét xử công khai, nguyên tắc về tính đại diện của nhân dân, nguyên tắc hai cấp xét xử? Đây cũng chính là nội dung của bài trình bày của Luật sư Nguyễn Hưng Quang đến từ Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự.
Bài viết Quản trị Tòa án với bảo đảm tính độc lập của Thẩm phán tại Việt Nam
Trả lời