Số trang: 20 trang
Tác giả: Nguyễn Hưng Quang – Văn phòng luật sư NHQuang&Cộng sự
Năm công bố: 2014
Tóm tắt:
Tính độc lập của Thẩm phán và chất lượng xét xử phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất của cá nhân người Thẩm phán. Tuy nhiên, việc duy trì và luôn nâng cao chất lượng xét xử không chỉ dựa vào nỗ lực của cá nhân Thẩm phán mà phải là nỗ lực của tập thể cán bộ ngành Tòa án và cơ chế đảm bảo tính công bằng trong xét xử. Vấn đề này đòi hỏi pháp luật cần phải có những quy định ràng buộc và định hướng không chỉ đối với quy trình tố tụng mà còn đối với các hoạt động khác của Tòa án và của Thẩm phán. Hay nói cách khác, tính độc lập của Thẩm phán trong xét xử không chỉ phụ thuộc vào sự tự nhận thức hay phẩm chất của Thẩm phán, quy trình tố tố tụng mà còn phải phụ thuộc vào cơ chế quản trị hoạt động Tòa án.
Bài viết Quản trị Tòa án với bảo đảm tính độc lập của Thẩm phán tại Việt Nam của Luật sư Nguyễn Hưng Quang hướng tới phân tích một số vấn đề quản trị Tòa án có ảnh hưởng tới tính độc lập của Thẩm phán và chất lượng xét xử, từ đó nhận diện và phân tích được những tác động cụ thể của từng yếu tố từ góc độ độc lập tư pháp.
06 (sáu) nội dung được phân tích trong bài viết gồm:
Phần 1: Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán
Phần 2: Quy trình tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán
Phần 3: Thu nhập của Thẩm phán
Phần 4: Cơ chế luân chuyển, biệt phái
Phần 5: Đề bạt và khen thưởng Thẩm phán
Phần 6: Cơ chế xử lý vi phạm của Thẩm phán
Đối với mỗi phần nói trên, bài viết tập trung vào phân tích các quy định hiện hành liên quan, thực tiễn áp dụng cùng một số bất cập và đề xuất khuyến nghị.
Gợi ý trích dẫn: Nguyễn Hưng Quang – Văn phòng luật sư NHQuang&Cộng sự, Quản trị Tòa án với bảo đảm tính độc lập của Thẩm phán tại Việt Nam, 2014.
Trả lời