Bài phân tích cá nhân của Luật sư Nguyễn Hưng Quang về tác động chính sách của Dự thảo Luật Đặc khu dưới dạng dàn bài bằng slide nhằm hỗ trợ cho một số người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc cân nhắc, thảo luận về Dự thảo này tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV (tháng 6/2018).
Quản trị công | Public Administration
Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá tác động của chính sách
Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về đánh giá tác động của chính sách (ĐGTĐCS) được xây dựng với mục tiêu hướng dẫn phương pháp thực hiện nội dung ĐGTĐCS theo các quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (Luật BHVBQPPL 2015) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định 34/2016).
Slide: Đánh giá việc tác động xã hội đối với giải pháp chính sách
Trong hội thảo từ ngày 21-23 tháng 9 năm 2016 tổ chức tại Hà Nội, Luật sư Nguyễn Tiến Lập đã có bài trình bày về đánh giá việc tác động xã hội đối với giải pháp chính sách với các nội dung cụ thể bao gồm: khái niệm đánh giá tác động xã hội, lĩnh vực và chỉ tiêu đánh giá, nội dung đánh giá, quy trình thực hiện, và phương pháp và công cụ đánh giá.
Slide: Đánh giá Tác động Chính sách – Quy trình, phương pháp và công cụ
Liên quan tới đề tài Đánh giá tác động chính sách – Quy trình, phương pháp và công cụ, tháng 8 năm 2016, Luật sư Nguyễn Hưng Quang đã có bài trình bày về năm bước trong đánh giá tác động chính sách bao gồm chuẩn bị nội dung, lập kế hoạch triển khai; thực hiện đánh giá; tổng hợp kết quả, dự thảo báo cáo; tham vấn ý kiến; hoàn thiện báo cáo, trình cấp có thẩm quyền, và đưa ra các ví dụ minh họa cho từng nội dung cụ thể.
Báo cáo Rà soát thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân
Quyền được thông tin là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 2013 quyền được thông tin đổi thành quyền tiếp cận thông tin. Hiện nay, hệ thống pháp luật hiện hành chưa thống nhất, đồng bộ trong việc cụ thể hóa quyền được thông tin và quyền tiếp cận thông tin của công dân trong các bản Hiến pháp nêu trên.
Báo cáo Thực trạng về công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân năm 2012
Để đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền công bằng và bình đẳng của công dân nhằm phục vụ cho chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, Báo cáo Thực trạng về công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân năm 2012 ra đời, giới thiệu một hướng tiếp cận mới để đánh giá kết quả tiến trình cải cách luật pháp và tư pháp đang diễn ra.