Theo Luật sư Quang, hiện nay Việt Nam chưa có cơ chế phòng ngừa tranh chấp đầu tư và cơ chế xử lý vướng mắc của nhà đầu tư một cách rõ ràng, thống nhất. Việt Nam cũng không có một cơ sở dữ liệu thống nhất về vướng mắc của nhà đầu tư để các cơ quan nhà nước trung ương có thể can thiệp nhanh chóng. Do đó, việc xây dựng một cơ chế phản hồi đầu tư có hệ thống là phù hợp và cần thiết trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam.
Quản trị công | Public Administration
Báo cáo đánh giá cơ sở quốc gia về thực hành kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp tại Việt Nam
Báo Cáo Đánh Giá Cơ Sở có mục tiêu chính là xác định các vấn đề bất cập nổi cộm và đề xuất các ưu tiên khắc phục theo 5 lĩnh vực: (i) Đầu tư chọn lọc; (ii) Lao động; (iii) Bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương; (iv) Bảo vệ môi trường; (v) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các đề xuất, khuyến nghị ưu tiên khắc phục sẽ tạo cơ sở giúp các cơ quan chức năng nghiên cứu khi xây dựng và hoàn thiện NAP theo kế hoạch đã được đề ra.
Slide: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi phí tuân thủ pháp luật tại Việt Nam
Ngày 09/04/2021, Luật sư Nguyễn Hưng Quang trình bày về nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi phí tuân thủ pháp luật tại Việt Nam. Bài trình bày gồm 2 phần: (i) Đánh giá thành công công tác kiểm soát chi phí tuân thủ pháp luật tại Việt Nam; và (ii) Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi phí tuân thủ pháp luật tại Việt Nam.
Slide: Liêm chính và Pháp luật
Tài liệu thuyết trình “Liêm chính và Pháp luật” được Luật sư Nguyễn Hưng Quang sử dụng trong chương trình đào tạo của Vườn Ươm Liêm Chính – Vietnam Integrity School (VIS).
Slide: Đánh giá tác động chính sách
Slide “Đánh giá tác động chính sách” của Ls. Nguyễn Hưng Quang trình bày tại Hội nghị tập huấn về một số nghiệp vụ pháp chế cho đại diện một số tổ chức pháp chế Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở Trung ương do Bộ Tư pháp và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, vào ngày 02-03/07/2020.
Những câu hỏi từ sự cố nước bẩn sông Đà
Trước những sự cố môi trường gần đây ở Hà Nội như cháy nhà máy Rạng Đông, nguồn nước sông Đà bị nhiễm bẩn…, một câu hỏi đặt ra, liệu những sự cố có ảnh hưởng ở quy mô rộng lớn như thế, thậm chí với mức độ khốc liệt hơn nữa, đối với Hà Nội hay một đô thị lớn khác có thể lặp lại hay không?