Báo cáo nghiên cứu do Thư viện Quốc hội chủ trì với sự tham gia thực hiện của Nhóm tác giả đến từ Văn phòng luật sư NHQuang&Cộng sự, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, một số chuyên gia nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng và các chuyên viên Văn phòng Quốc hội. Báo cáo này sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV (diễn ra vào tháng 05-06/2022), trong khuôn khổ hợp tác với Quỹ Hanns Seidel của CHLB Đức.
Số trang: 78 trang
Năm công bố: 2022
Tóm tắt:
Báo cáo nghiên cứu “Khai thác dầu khí ở Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng: thực trạng và một số kiến nghị” được thực hiện nhằm góp phần tạo cơ sở về thực tiễn cũng như kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới trong việc thích ứng với những biến động của thị trường năng lượng trước sức ép của biến đổi khí hậu toàn cầu và hiệu ứng cách mạng công nghiệp 4.0.
Báo cáo gồm 03 phần tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây:
1) Chính sách khai thác dầu khí ở Việt Nam hiện nay: Báo cáo hệ thống và đưa ra phân tích định hướng phát triển công nghiệp dầu khí tại Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1959 đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động dầu khí, phân tích nội dung chưa đồng bộ hoặc thống nhất giữa một số quy định pháp luật;
2) Khai thác dầu khí ở Việt Nam trong bối cảnh giảm sút trữ lượng và gia tăng xu hướng chuyển dịch năng lượng, bao gồm: thực trạng và khó khăn trong khai thác dầu khí tại Việt Nam; xu hướng chuyển dịch năng lượng ở các nước trên thế giới gồm các bước (i) Giảm hàm lượng carbon (Decarrbonisation), (ii) Điện hóa nền kinh tế xã hội (Electrification), (iii) Phát triển năng lượng tái tạo (Renewable energy) tại một số quốc gia như Dubai, Trung Quốc, Đức, Pháp, Mỹ; chiến lược chuyển dịch năng lượng của một số công ty dầu khí trên thế giới; thách thức và cơ hội của ngành dầu khí Việt Nam trong xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu;
3) Một số đề xuất, kiến nghị chung và cụ thể về khuôn khổ pháp lý, đề xuất với PVN, với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước.
Các cá nhân NHQuang tham gia nghiên cứu: Nguyễn Hưng Quang, Lưu Tuệ Đăng.

Trả lời